Theo số liệu điều tra toàn quốc của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2019-2020, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao/tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc 19,6%. Chiều cao trung bình của trẻ em 1-5 tuổi ở Việt Nam đạt 74,5-103,6cm (bé trai) và 73,2-102,9cm (bé gái), thấp nhất trong số các nước của khu vực, thấp hơn 10-13cm so với chuẩn quốc tế về chiều cao thanh niên.
Sự phát triển chiều cao chỉ được quyết định 20% bởi di truyền, còn lại 80% là các yếu tố môi trường như thời gian ngủ và nghỉ ngơi, vận động, và đặc biệt là yếu tố dinh dưỡng. Các mẹ cần hiểu rõ, bổ sung đầy đủ và hợp lý các chất dinh dưỡng sẽ giúp trẻ phát triển được chiều cao, cân nặng một cách cân đối. Bên cạnh bổ sung canxi và vitamin D3 và K2 thì vi chất là kẽm và sắt cũng ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ.
Vai trò của kẽm, sắt trong quá trình phát triển chiều cao cho trẻ
Kẽm tham gia vào cấu tạo nên thành phần của trên 300 enzym của cơ thể. Là chất xúc tác không thể thiếu được của ARN – polymerase, có vai trò quan trọng trong quá trình nhân đôi ADN và tổng hợp protein. Do đó kẽm tương tác với các hormone tăng trưởng ở trẻ bằng cách tăng phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng. Vì vậy nếu thiếu kẽm, sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra bình thường nên ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, gây ra tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi.
Mặc dù xương cần có nhiều thành phần dưỡng chất như các amino acid, canxi, phospho và magiê nhưng rối loạn các hoạt động của hormone cũng làm hạn chế sự tăng trưởng xương. Và kẽm tham gia vào quá trình sinh tổng hợp và điều hòa chức năng của trục hormone giúp tăng trưởng ở trẻ như: GH, IGF-I. Hormone tăng trưởng IGF là chất đưa tin quan trọng giúp xương phát triển dài ra. Sự hoạt động của IGF rất nhạy với tình trạng thiếu hụt kẽm ở trẻ em. Kẽm cũng có tác động kích thích tới sự tạo xương của tạo cốt bào và kìm hãm sự hủy xương của hủy cốt bào. Do vậy, bổ sung kẽm hỗ trợ tăng hoạt động của hormone, giúp trẻ ăn ngon miệng và hỗ trợ tăng trưởng chiều cao ở trẻ.
Trong giai đoạn phát triển, cơ thể còn phụ thuộc nhiều vào sắt. Vi chất này cùng với protein tạo thành huyết sắc tố (hemoglobin) vận chuyển oxy cho nên thiếu sắt dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng là bệnh phổ biến ở trẻ em. Khi thiếu máu, khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu bị giảm, làm thiếu oxy ở các tổ chức. Trẻ thiếu máu thường biếng ăn chậm lớn, kém hấp thu… từ đó dẫn tình trạng trẻ suy dinh dưỡng, còi cọc và mệt mỏi.
Như vậy có thể thấy kẽm và sắt rất quan trọng, hỗ trợ quá trình tăng trưởng và phát triển chiều cao cân nặng của trẻ. Vì thế, ngoài canxi và D3 thì kẽm và sắt đầy đủ cho nhu cầu hàng ngày, hỗ trợ quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Bổ sung kẽm sắt đầy đủ không chỉ trong bữa ăn hàng ngày
Tuy có vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao cho trẻ nhưng các biểu hiện của thiếu kẽm, sắt lại vô cùng thầm lặng, tiềm tàng, khó chẩn đoán, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong giai đoạn 2019 - 2020, có 60% trẻ dưới 5 tuổi thiếu kẽm, cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt. Đây là một tỷ lệ khá cao và cần được quan tâm kịp thời.
Nhu cầu kẽm và sắt ở trẻ em là tùy theo lứa tuổi. Nguồn cung cấp kẽm chủ yếu ở các loại hải sản như hàu, tôm, cua, ghẹ…, các loại thịt có màu đỏ như thịt dê, thịt bò, lòng đỏ trứng gà… Sắt thường có trong gan động vật, các loại hải sản có vỏ như hàu, trai, ốc,... hay một số loại rau và ngũ cốc.
Tuy nhiên, bữa ăn hàng ngày của trẻ em Việt Nam thiếu đến 50% nhu cầu vi chất điển hình là kẽm và sắt - đây là kết quả nghiên cứu của tổ chức Dinh dưỡng Đông Nam Á đánh giá trên bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Chính vì vậy, bên cạnh việc xây dựng bữa ăn khoa học, các mẹ có thể chủ động bổ sung sản phẩm có đầy đủ kẽm và sắt hỗ trợ đáp ứng được nhu cầu hàng ngày như TPBVSK Fitobimbi Ferro C, sản phẩm được đề cập trong cuốn "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lý dinh dưỡng ở trẻ em".