Vào khoảng tháng 10 tại nước ta là lúc thời tiết thay đổi rất thất thường. Tại khu vực phía Nam mưa nắng bất chợt. Còn đối với phía Bắc bắt đầu xuất hiện những cơn gió lạnh kèm theo tiết trời hanh khô.
Chính vì vậy, tạo điều kiện để các loại virus gây bệnh sinh sôi, phát triển mạnh. Đồng thời làm dịch bệnh bùng phát và lây lan trong cộng đồng. Đặc biệt là với trẻ nhỏ và người lớn tuổi.
1. Các bệnh thường gặp theo mùa – Sốt xuất huyết
Thông thường bệnh sốt xuất huyết xảy ra do 2 nguyên nhân:
– Do siêu virus Dengue (DEN) gây ra.
– Do loài muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) đốt từ người mắc bệnh truyền sang cho người lành.
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Mọi đối tượng, lứa tuổi đều có thể mắc phải. Tuy nhiên những trẻ em từ 3 đến 10 tuổi thường dễ mắc bệnh sốt xuất huyết nhất.
Bệnh sốt xuất huyết có 2 triệu chứng điển hình là sốt và xuất huyết (chảy máu). Tuy nhiên cũng tùy từng đối tượng sẽ có biểu hiện, triệu chứng khác. Chẳng hạn như:
* Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ:
– Trẻ thường sốt cao, sốt đột ngột, sốt từ 38 – 39 độ. Nhưng thường không đi kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi. Khi uống thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng trong vài giờ.
– Chảy máu cam.
– Nôn mửa, đi ngoài ra máu.
– Có dấu hiệu xuất huyết, xuất hiện các chấm đỏ trên mặt, da.
– Có thể đau bụng, đau dữ dội, đau ở vùng dưới sườn bên phải.
* Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn:
Thường có dấu hiệu sốt nhưng sốt nhẹ, đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân. Có các dấu hiệu xuất huyết.
Nếu tình trạng xuất huyết không được can thiệp để cầm máu kịp thời. Như vậy sẽ dẫn đến hậu quả rất khôn lường là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài ra sốt xuất huyết còn làm tăng tính thấm thành mạch. Từ đó làm huyết tương trong máu thoát ra ngoài, gây hiện tượng máu cô. Dần dẫn đến giảm khối lượng máu lưu hành, tụt huyết áp và sốc và ảnh hưởng đến tính mạng.
* Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết
Bệnh thường gây ra ổ dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc. Từ đó làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em.
Hiện bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Đồng thời cũng chưa có vắc xin phòng bệnh. Việc điều trị sốt xuất huyết hiện nay chủ yếu là nhằm điều trị triệu chứng.
Do đó, biện pháp phòng ngừa bệnh này là:
– Cần đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
– Ngủ cần mắc màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
– Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
2. Các bệnh thường gặp theo mùa – Cảm cúm
Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Bệnh xảy ra do virus cúm.
Bệnh thường mắc khi cơ thể con người không thích nghi kịp với những biến đổi của thời tiết, môi trường xung quanh. Đặc biệt là với những người có hệ miễn dịch suy yếu, sức đề kháng không cao như người già hay trẻ em.
Bệnh cảm cúm thường bắt đầu đột ngột và thường kéo dài 7 đến 10 ngày. Các triệu chứng của bệnh bao gồm:
– Sốt cao (40°C); Ớn lạnh;
– Mắt nhạy cảm với ánh sáng;
– Ho; Đau họng;
– Cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi;
– Hắt hơi; Sổ mũi;
– Đau cơ; Đau đầu;
– Dạ dày khó chịu (xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn);
Chính vì vậy, để phòng ngừa bệnh người lớn tuổi cần hết sức cẩn thận, giữ ấm khi ra ngoài. Các mẹ cần lưu ý đeo khẩu trang và tránh để con tiếp xúc với người lạ, trẻ mắc cúm. Ngoài ra cần phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, thực phẩm để tăng cường hệ miễn dịch.
3. Các bệnh thường gặp theo mùa – Sởi
Sởi là bệnh truyền nhiễm do virus sởi gây ra. Đây cũng là một trong các loại bệnh dịch phổ biến ở nước ta. Thời điểm dễ mắc phải nhất vào tháng 9-tháng 10 hàng năm.
Bệnh sởi có các triệu chứng đặc trưng cần chú ý là:
– Sốt, phát ban, ho.
– Chảy nước mũi.
– Mắt đỏ (viêm kết mạc mắt.
Nếu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nặng như:
– Khô loét giác mạc mắt, viêm não…
– Viêm tai giữa, viêm phổi.
– Tiêu chảy.
– Tử vong.
Bệnh sởi lây lan theo đường hô hấp. Thông qua các giọt bắn dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh hoặc cũng có thể qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua bàn tay bị ô nhiễm với các dịch tiết đường hô hấp có chứa mầm bệnh.
Tiêm vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh. Để đạt hiệu quả phòng bệnh cao, trẻ cần được tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi. Một mũi tiêm khi trẻ được 9 tháng tuổi. Mũi thứ 2 khi trẻ được 18 tháng tuổi.
Với những phụ nữ ở độ tuổi mang thai cũng cần tiền hành tiêm vắc xin sởi. Ngoài ra, để phòng tránh nguy cơ bùng phát dịch sởi, cần có kiến thức tự phòng, chống.
4. Các bệnh thường gặp theo mùa – Thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus gây ra. Thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân – hè.
Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí). Người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn từ bệnh nhân thủy đậu khi ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi.
Ngoài ra, bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai khi nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai.
💡 Các triệu chứng của bệnh thủy đậu:
Khi khởi phát, người bệnh xuất hiện những triệu chứng như: sốt, đau đầu, đau cơ,.. Một số trường hợp nhất là trẻ em có thể không có triệu chứng báo trước.
Cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 – 24 giờ. Chúng sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước.
Những nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể. Số lượng trung bình khoảng 100 – 500 nốt.
Trong trường hợp bình thường những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4 – 5 ngày. Đối với trẻ em, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5 – 10.
💡 Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu:
Hiện tại đã có biện pháp chủ động để phòng ngừa bệnh thủy đậu. Đó chính là tiêm vắc-xin.
– Đối với trẻ em từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: Tiến hành tiêm 2 mũi vắc-xin ngừa thủy đậu cách nhau ít nhất 3 tháng.
– Với trẻ nhỏ dưới 4 tuổi thì lịch tiêm thủy đậu được khuyến cáo gồm: Mũi 1 thực hiện lúc 12 tháng tuổi và mũi 2 thực hiện lúc 4 – 6 tuổi.
– Đối với trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: Thực hiện tiêm 2 mũi vắc-xin ngừa thủy đậu, trong đó mũi 2 sẽ cách mũi 1 từ 4 – 8 tuần.
– Với phụ nữ chuẩn bị có thai thì nên hoàn tất lịch tiêm thủy đậu trước khi có thai ít nhất 3 tháng.
5. Các bệnh thường gặp theo mùa – Chân tay miệng
Chân tay miệng là loại bệnh phổ biến vào tháng 9, tháng 10 và tháng 11 hàng năm, khi thời tiết biến đổi phức tạp. Đây là bệnh do virus đường ruột gây ra.
Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Do đó cha mẹ cần hết sức chú ý đến các biểu hiện của con để phát hiện, chữa trị bệnh kịp thời.
⇒ Các triệu chứng diễn biến như sau:
Đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. 1 đến 2 ngày sau khi trẻ bắt đầu thấy đau miệng. Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ. Sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má.
Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày. Các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, máu đỏ và một số hình thành bọng nước. Trẻ sẽ không thấy ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
Ngoài ra có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như:
– Nhức đầu
– Đau lan lỗ tai
– Ói mửa
– Tiêu chảy,…
⇒ Cách giúp phòng ngừa:
– Rửa tay, chân sạch sẽ. Nhất là sau khi đi vệ sinh, thay tã hoặc dọn dẹp các vật dụng có phân trẻ.
– Che miệng khi ho và hắt hơi. Rất khó thực hiện ở trẻ em.
– Vệ sinh đồ chơi.
– Cho trẻ nghỉ ở nhà khi thấy biểu hiện sốt và/hoặc có biểu hiện loét miệng hoặc trẻ chảy nước bọt nhiều.
Thời điểm giao mùa là lúc nhiều dịch bệnh bùng phát do đó mọi người cần chú ý để biết và có biện pháp phòng tránh kịp thời.