Phát ban hoặc tổn thương da không phải lúc nào cũng là dấu hiệu đầu tiên hoặc duy nhất của nhiễm trùng.
Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh đặc trưng bởi các nốt pock (nốt đậu mùa) hay mụn mủ xuất hiện trên da do nhiễm trùng. Nhưng những vết phát ban hoặc tổn thương đó không phải là triệu chứng đầu tiên và duy nhất của bệnh đầu mùa khỉ.
Giống như trường hợp của bất kỳ bệnh lây truyền nào, mắc bệnh đậu mùa ở khỉ ở giai đoạn đầu có thể làm giảm khả năng truyền bệnh cho người khác. Điều quan trọng là phát hiện các triệu chứng sớm của bệnh đầu mùa khỉ để có các biện pháp cách ly và ứng phó kịp thời tránh lây nhiễm ra cộng đồng.
1. Các triệu chứng đầu tiên của bệnh đầu mùa khỉ là gì?
Nếu bạn bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ, thường mất từ 5 - 21 ngày để các triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Những biểu hiện này bao gồm:
- Sốt, thân nhiệt cao
- Đau đầu
- Đau cơ
- Đau lưng
- Viêm, sưng tuyến (có thể là tuyến nước bọt, tuyến giáp,... có tên gọi tiếng anh là Gland)
- Rùng mình (ớn lạnh)
- Kiệt sức
- Đau các khớp.
Phát ban thường xuất hiện từ 1 - 5 ngày sau khi có các triệu chứng đầu tiên. Phát ban thường bắt đầu từ trên mặt , sau đó lan ra các bộ phận khác của cơ thể bao gồm miệng, bộ phận sinh dục và hậu môn. Người bệnh cũng có thể bị đau hoặc chảy máu hậu môn.
Phát ban do đậu mùa khỉ đôi khi có thể nhầm lẫn với bệnh thủy đậu. Bắt đầu bằng việc nổi lên của các nốt mụn và biến thành các nốt nhỏ hơn có chứa dịch. Những mụn nước này sau thời gian sẽ khô lại, đóng vảy và rụng đi.
Các triệu chứng bệnh thường hết sau vài tuần.
2. Đậu mùa khỉ lây truyền theo đường nào?
Khi có các triệu chứng xuất hiện nghĩa là bạn đã có khả năng lây nhiễm cho người khác. Thông qua:
- Tiếp xúc thân thể với các vùng có mụn nước hoặc vảy nốt đậu mùa bao gồm khi quan hệ tình dục, hôn, ôm hoặc nắm tay
- Chạm vào quần áo, ga trải giường, khăn tắm hoặc khăn mặt của người bị bệnh đậu mùa khỉ
- Tiếp xúc với giọt bắn từ cơn ho, hắt hơi của người mang mầm bệnh.
Ngoài ra, với các vùng Tây và Trung Phi thì bệnh đậu mùa khỉ có thể bị lây nhiễm từ các loại gặm nhấm bị nhiễm bệnh như chuột hoặc sóc nếu: bạn bị cắn, chạm vào lông, da, máu, chất dịch cơ thẻ, các nốt phồng của chúng hoặc khi bạn ăn thịt chúng mà chưa được nấu kĩ.
3. Làm cách nào để tránh mắc và truyền bệnh đậu mùa ở khỉ?
Ngày 3/10, TP.HCM vừa ghi nhận ca đậu mùa khỉ đầu tiên đã được rà soát cách ly kịp thời. Dù bệnh là rất hiếm, nhưng bạn có thể làm những điều dưới đây để giảm nguy cơ mắc và lây truyền bệnh:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch ít nhất 20 giây hoặc sử dụng chất khử khuẩn tay có cồn
- Nhận biết các dấu hiệu bệnh nếu bạn có nhiều hơn một bạn tình mới trong 3 tuần gần đây
- Tạm dừng quan hệ tình dục và tiếp xúc thân mật nếu như bạn đang có các triệu chứng nghi ngờ của đậu mùa khỉ cho tới khi được xét nghiệm khẳng định
- Không dùng chung giường hoặc khăn tắm với người có yếu tố nguy cơ
- Không tiếp xúc gần trong vòng 1 mét mới người có thể bị bệnh
- Không tới gần động vật hoang dã, kể cả động vật không khỏe hoặc đã c.hết khi du lịch ở các vùng như Tây Phi hoặc Trung Phi.
Đối với những người tiếp xúc với bệnh đậu mùa khỉ thì việc tiêm vaccine sau khi phơi nhiễm có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh. Ngoài ra, còn một phương pháp điều trị bệnh đậu mùa được gọi là <hl-trusted-source source="Centers for Disease Control and Prevention (CDC)" rationale="Governmental authority" class="css-12hs4c5">Tecovirimat </hl-trusted-source>hoặc TPOXX đã được sử dụng để điều trị một số trường hợp bị đậu mùa khỉ nhưng không được phổ biến rộng rãi.
Mặc dù các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ rất mơ hồ và có vẻ giống như nhiều bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên phổ biến hơn, nhưng nếu bạn bị phát ban không rõ nguyên nhân thì bạn cần liên hệ với các bác sĩ để được đánh giá và điều trị liên quan tới bất kì yếu tố nguy cơ đậu mùa khỉ nào của bạn.
Nguồn: NHS (UK)