Con cứ ho, sốt là bố mẹ nghĩ ngay "Nhiễm Covid-19 rồi!"
PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, cuối tháng 2, đầu tháng 3 thời tiết bắt đầu thay đổi ở cả ba miền. Miền Bắc, miền Trung trở lạnh, miền Nam nắng gắt. Đây là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ bị cảm lạnh, dị ứng, phát ban, sốt siêu vi, cúm mùa với các biểu hiện ho, hắt hơi, sổ mũi, tức ngực, đau họng, đau đầu, buồn nôn… Những biểu hiện này giống nhiễm Covid-19 khiến không ít bố mẹ hoang mang nên đứa trẻ đi test nhiều lần tạo nên tâm lý ám ảnh, sợ hãi cho cả người lớn và trẻ em.
Chị Nguyễn Thương (Quận Ba Đình, Hà Nội) có con nhỏ 4 tuổi học mẫu giáo rất lo lắng khi miền Bắc tiếp tục đón nhận những đợt gió lạnh. Thời tiết thế này con chị dễ bị cảm lạnh, sốt siêu vi và tái lại nhiều lần. Điều khiến chị lo lắng hơn cả là dịch Covid-19 vẫn khá phức tạp ở Hà Nội nên mỗi lần con ho, sốt, thở khò khè là chị lại cuống lên đưa đi test nhanh Covid-19, thậm chí còn thực hiện xét nghiệm PCR khiến thằng bé luôn sợ hãi, khóc toáng mỗi lần lấy mẫu.
Chị Nhật Hạ (Quận Bình Thạnh, TPHCM) cũng có nỗi niềm tương tự. Con gái 3 tuổi mới trở lại trường học sau Tết vài ngày thì đã có dấu hiệu ho, sổ mũi, hắt hơi… khiến vợ chồng chị hoảng sợ, cho rằng con nhiễm Covid-19 nên vội vàng đưa đi kiểm tra, và chuẩn bị sẵn tâm lý bị cách ly. Chỉ đến khi bác sĩ kết luận bé chỉ bị cảm thông thường, anh chị mới thấy nhẹ nhõm.
Khi nào nên nghi ngờ trẻ bị nhiễm Covid-19?
Các triệu chứng Covid-19 thường xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi có tiếp xúc với nguồn lây. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), có 11 triệu chứng chứng thường gặp ở người bị nhiễm Covid-19 khi chưa tiêm vaccine: Sốt, ớn lạnh/ho/thở gấp, khó thở/mệt mỏi/đau cơ/đau đầu/mất vị giác/viêm họng/nghẹt mũi, chảy nước mũi/buồn nôn, nôn ói/tiêu chảy.
Tùy theo cơ địa, tuổi, sức đề kháng, bệnh nền của trẻ và mức độ nặng nhẹ của bệnh mà các triệu chứng có thể sẽ khác nhau, không phải lúc nào cũng xuất hiện đầy đủ các triệu chứng trên. Do đó, nếu trẻ có tiếp xúc trực tiếp với F0 và có các triệu chứng nghi ngờ thì nên test Covid-19 ngay để theo dõi kịp thời sức khỏe của trẻ.
Phân biệt Covid-19 với các bệnh theo mùa
Covid-19 và cảm lạnh, cúm, dị ứng theo mùa, sốt siêu vi… có triệu chứng giống nhau dễ gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, có vài điểm khác biệt để nhận biết.
Nguyên nhân:
- Covid-19, cảm lạnh, cúm, sốt siêu vi… đều do virus đường hô hấp gây ra. Covid-19 do virus SARS-CoV-2, trong khi virus Rhinovirus là tác nhân gây cảm lạnh, sốt siêu vi và virus Influenza gây ra cúm mùa. Hiện nay, ngoài virus SARS-CoV-2 thuộc nhóm coronavirus, người ta đã phát hiện được 20 loại virus từ dịch mũi họng người có khả năng gây các triệu chứng hô hấp giống như cảm cúm thông thường hoặc biến chứng viêm phổi như: Cúm A, B, á cúm, RSV-A, RSV-B, Adenovirus, PIV-1, PIV-2, PIV-3; HMPV-A, HMPV-B...
- Dị ứng theo mùa không do virus. Đây là phản ứng của hệ thống miễn dịch khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
Triệu chứng:
Tổ chức các thầy thuốc và nhà khoa học nghiên cứu về Hen suyễn và Dị ứng Hoa Kỳ (AAFA) đã thiết lập bảng so sánh các triệu chứng hô hấp nhằm giúp phân biệt sự khác nhau giữa Covid-19 và các bệnh cảm cúm thông thường:
TRIỆU CHỨNG
|
COVID-19
|
CẢM LẠNH
|
CÚM
|
DỊ ỨNG THEO MÙA
|
Ho
|
Thường xuyên
|
Thường xuyên
|
Thường xuyên
|
Hiếm khi
|
Thở khò khè
|
Không
|
Không
|
Không
|
Không
|
Khó thở
|
Thường xuyên
|
Không
|
Không
|
Không
|
Đau/ Tức ngực
|
Thỉnh thoảng
|
Không
|
Không
|
Không
|
Thở gấp
|
Hiếm khi
|
Không
|
Không
|
Không
|
Hắt xì
|
Không
|
Thường xuyên
|
Không
|
Thường xuyên
|
Chảy nước mũi/nghẹt mũi
|
Thường xuyên
|
Thường xuyên
|
Thỉnh thoảng
|
Thường xuyên
|
Viêm họng
|
Thường xuyên
|
Thường xuyên
|
Thỉnh thoảng
|
Thỉnh thoảng
|
Sốt
|
Thường xuyên
|
Thường xuyên
|
Giai đoạn ngắn
|
Không
|
Mệt mỏi
|
Thường xuyên
|
Thỉnh thoảng
|
Thường xuyên
|
Thỉnh thoảng
|
Đau đầu
|
Thường xuyên
|
Hiếm khi
|
Thường xuyên
|
Thỉnh thoảng
|
Đau nhức cơ thể
|
Thường xuyên
|
Thường xuyên
|
Thường xuyên
|
Không
|
Tiêu chảy, buồn nôn, nôn
|
Thường xuyên
|
Hiếm khi
|
Thỉnh thoảng
|
Không
|
Ớn lạnh
|
Thường xuyên
|
Không
|
Thỉnh thoảng
|
Không
|
Mất vị giác hoặc khứu giác
|
Thường xuyên
|
Hiếm khi
|
Hiếm khi
|
Thỉnh thoảng
|
Phòng bệnh:
- Hiện nay, trẻ dưới 5 tuổi chưa được tiêm vaccine phòng Covid-19 nên bố mẹ cần tuân thủ quy tắc 5K để chăm sóc và bảo vệ trẻ.
- Với cảm lạnh, sốt siêu vi: Nên giữ ấm cho trẻ đúng cách, giữ vệ sinh cơ thể, tăng cường sức đề kháng, miễn dịch bằng chế độ ăn uống, bổ sung vitamin, khoáng chất…
- Với bệnh cúm: Tiêm phòng cúm hàng năm cho trẻ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Với dị dứng: Tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng nếu có thể.
Chăm sóc trẻ đúng cách - thách thức mọi thời tiết
PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh rằng việc hiểu rõ các bệnh theo mùa ở trẻ sẽ giúp bố mẹ biết cách chăm sóc trẻ tốt hơn. Trẻ không cần cách ly nhưng nên cho trẻ nghỉ ngơi ở nhà, hãy hạn chế tiếp xúc với mọi người, để tránh lây lan.
Khi bị bệnh trẻ thường sốt cao, ho, sổ mũi nên dễ mất nước. Cần bù nước, bù khoáng phù hợp và chuẩn bị sẵn thuốc chứa hoạt chất paracetamol để hạ sốt kịp thời. Hapacol là một lựa chọn được nhiều bà mẹ tin tưởng, luôn có sẵn trong tủ thuốc gia đình, nhất là vào thời điểm chuyển mùa con hay ốm vặt.
Thuốc hạ sốt Hapacol có hàm lượng paracetamol an toàn cho trẻ từ giai đoạn sơ sinh với liều lượng phù hợp theo cân nặng như Hapacol 80 cho trẻ 5-8 kg, Hapacol 150 cho trẻ 10-15 kg, Hapacol 250 cho trẻ 16-25 kg... Thuốc có dạng bột sủi bọt nên rất dễ sử dụng kết hợp với mùi cam, vị ngọt giúp trẻ không còn sợ uống thuốc, mẹ không còn hoảng loạn, lo âu mỗi khi con sốt khi thời tiết chuyển mùa.