Trước đây, khi nhắc đến sắt, kẽm chúng ta thường chỉ nghe đến những ảnh hưởng mà sự thiếu hụt của chúng gây ra như: thiếu máu, biếng ăn, mệt mỏi, còi cọc… Hay, nói đến sự phát triển trí não của trẻ thì phải là omega, DHA. Thế nhưng, GS. John M Pettifor - Khoa Nhi và Sức khỏe Trẻ em, Đại học Witwatersrand, Nam Phi đã chỉ ra rằng: Thiếu sắt ở trẻ tiến triển chậm và ít gây ra các triệu chứng cấp tính. Nhưng khi sự thiếu hụt trầm trọng hơn, trẻ trở nên xanh xao và yếu ớt, ăn ít và dễ mệt mỏi. Trẻ tăng cân kém, thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp và đường ruột, có thể mắc phải bệnh pica (chứng ăn bậy: nhai giấy, cắn khăn, cắn gỗ...). Tuy nhiên, đáng lo ngại nhất là sự kém phát triển về hành vi, nhận thức và kỹ năng vận động, tâm lý .
Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng của GS. Leyla Agaoglu - Khoa Nhi, Khoa Y Istanbul, Đại học Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã cho thấy trẻ thiếu máu do thiếu sắt có điểm số IQ trung bình thấp hơn 12,9 điểm so với những trẻ được cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
Mặt khác, các chuyên gia thuộc Khoa Khoa học Sinh học, Đại học Bang Florida, Hoa Kỳ cho biết: kẽm là một nguyên tố vi lượng phổ biến được tìm thấy trong nhiều vùng não. Ngoài việc thực hiện các chức năng giúp phát triển cấu trúc não bộ, tăng cường dẫn truyền thần kinh, kẽm còn có vai trò như một chất điều hòa thần kinh. Do vậy, thiếu kẽm nghiêm trọng có thể gây ra sự bất thường của các chức năng ở tiểu não, làm suy giảm trí nhớ ngắn hạn, giảm phản ứng hành vi, cảm xúc, hạn chế phát triển vận động, từ đó cản trở hoạt động nhận thức, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và học tập của trẻ.
Vậy, sắt - kẽm là những vi chất không thể thiếu cho sự phát triển não bộ, khả năng tập trung, chú ý và thành tích học tập của trẻ. Nhưng tình trạng thiếu sắt, kẽm ở trẻ vẫn còn cao. Tại sao lại vậy?
Bữa ăn hàng ngày không cung cấp đủ nhu cầu sắt, kẽm mà trẻ cần
Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng, khẩu phần ăn của người dân Việt Nam hầu hết không đáp ứng đủ nhu cầu về các vitamin và khoáng chất, trong đó có sắt - kẽm. Bên cạnh đó, những thực phẩm giàu sắt, kẽm lại từ nguồn động vật như: ghẹ, hàu, cua bể, thịt bò, tôm, cá… thì tần suất sử dụng của trẻ em với những loại thực phẩm này lại rất thấp.
Mặt khác, do thói quen chế biến thức ăn cho trẻ như: xay nhuyễn thức ăn rồi mới nấu, hầm thật nhừ, mua tích 1 lần cho trẻ ăn dần khiến thực phẩm không còn tươi… sẽ làm thất thoát lượng sắt, kẽm mà thực phẩm cung cấp. Đã vậy, tỷ lệ hấp thu sắt, kẽm từ thức ăn cực kỳ thấp, sắt chỉ hấp thu từ 5-15%, còn kẽm từ 10-30%. Chính những nguyên nhân này khiến trẻ thiếu sắt, kẽm nghiêm trọng mà cha mẹ không hề hay biết. Vì các bậc phụ huynh cứ ngỡ rằng, bữa ăn của gia đình đang rất phong phú và hoàn toàn đầy đủ.
Như vậy, để đảm bảo sự phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí tuệ của trẻ, cha mẹ nên bổ sung thêm sắt, kẽm theo nhu cầu hàng ngày cho trẻ.