Nhiều trẻ em trong vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội trong lúc cấp cứu tại bệnh viện vẫn hoảng loạn khi không tìm thấy bố mẹ. Những em nhỏ trong vụ cháy này không chỉ ảnh hưởng về thể chất mà còn cả tinh thần, sang chấn tâm lý. Đặc biệt là những trường hợp mất bố mẹ hay nhìn thấy cảnh người thân ra đi ngay trước mắt.
Sang chấn tâm lý là gì?
Sang chấn tâm lý được hiểu là những chấn thương về mặt tâm thần mà cá nhân trải nghiệm khi chứng kiến những sự việc gây tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc tinh thần cá nhân của người khác. Sang chấn tâm lý có thể hiểu là phản ứng của cá nhân liên quan đến trạng thái căng thẳng, sợ hãi, vô vọng, bất lực hoặc kinh hoàng.
Không chỉ với trẻ em, bất kỳ ai khi chứng kiến những sự việc đau lòng như vụ cháy chung cư mini, bố sát hại con gái hay người tình của mẹ ném bé trai 4 tuổi xuống sông… đều có phản ứng bàng hoàng và thậm chí cảm thấy sợ hãi vì những hậu quả mà đứa trẻ có thể phải gánh chịu.
Khi trẻ em trải qua những tình huống như trên sẽ làm cho trẻ có những mảnh ký ức về sự kiện đã qua. Trẻ sẽ có thể sẽ gặp những tình huống như: mơ thấy hình ảnh liên quan đến sự kiện đã từng chứng kiến. Cũng có thể đau lòng buồn bã hoặc gây ảnh hưởng đến tâm lý và trẻ tái hiện lại tình huống đã xảy ra với những đối tượng khác. Trẻ cũng có thể luôn ở trong trạng thái bực bội, khó chịu.
Những tổn thương, sang chấn tâm lý này sẽ khiến trẻ sợ hãi, trốn tránh, ngại giao tiếp. Ở mức độ cao hơn, trẻ có thể mất ngôn ngữ hoặc mất kiểm soát hành vi sau khi trải qua những sự việc bạo lực.
Phải làm gì khi trẻ gặp sang chấn tâm lý?
Khi trẻ gặp sang chấn tâm lý, vai trò của người lớn (ông bà, cha mẹ, người thân….) vô cùng quan trọng. Người thân của trẻ có thể thực hiện một số điều như sau để giúp trẻ giảm bớt ảnh hưởng, sang chấn tâm lý:
- Cho trẻ cảm giác an toàn bằng việc xây dựng/duy trì các mối quan hệ, thời gian biểu học tập sinh hoạt giống như trước khi có sang chấn tâm lý xảy ra.
- Khi sự việc đau lòng xảy ra, người lớn có xu hướng thương xót trẻ và thường vô tình nhắc lại sự việc đó để trẻ nghe được. Cần lưu ý khi nhắc lại sự việc, tránh trường hợp để trẻ nghe thấy hoặc nhắc trước mặt trẻ.
Hành vi không có lợi cho sự phát triển của trẻ nh
- Có sự phát triển lệch lạc về nhân cách
- Trẻ có thể rơi vào trầm cảm
- Trẻ luôn xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực hoặc hành vi tiêu cực trong cuộc sống hiện tại.
- Ngoài ra, còn tùy thuộc vào môi trường trẻ sinh sống có thể gây ra những hậu quả khó lường.
Mỗi người có một cách vượt qua nỗi sợ hãi, sang chấn khác nhau. Có những người họ thích nghi được nhưng có những người không thể thích nghi được. Thậm chí, có những người sau sang chấn có thể bị ám ảnh sợ: sợ lửa, sợ khói, sợ vào phòng kín... Với trường hợp này cần gặp bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ...